Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 4 để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời, là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).
Tối ngày 19/5/2024( tức 12/4 năm Giáp Thìn) tại chùa Long Thắng (xã Thạnh Hội, thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) đã trang nghiêm diễn ra buổi lễ thắp sáng bảy hoa sen trên dòng sông Đông Nai kính mừng Đại lễ Phật đản Pl.2568 Pl.2024, chủ trì buổi lễ có Đại đức Thích Tâm Thông – Trụ trì chùa Long Thắng,
Đến dự và nhấn nút thắp sáng bảy hoa sen trên sông Đồng Nai có: ông Trần Đức Thịnh – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh; ông Bùi Hồng Hà – An ninh Tôn giáo, cùng các ban ngàng đoàn thể địa phương; chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử đồng tham dự.
Chương trình buổi lễ được diễn ra với các nghi thức diễu hành xe hoa, rước kiệu đản sanh, dâng hương hoa cúng dường Đức Phật, tuyên đọc Thông điệp Phật đản, nghi thức tắm Phật đản sanh, văn nghệ chào mừng Phật đản, thắp sáng bảy hoa sen trên sông Đồng Nai, tiệc buffet chay……
Phát biểu tại buổi lễ, Đai đức Thích Tâm Thông – cho biết: Việt Nam, trong phần lớn gia đình, ngoài bàn thờ tổ tiên thì còn có bàn thờ Phật. Trong các ngày mùng 1, ngày rằm hoặc tết, Lễ Phật Đản, trên bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên sẽ luôn có các bình hoa tươi.
Trong kinh Pháp Hoa viết có đến 10 món cúng dường, và hoa tươi cúng dường là đứng đầu bởi đó là tinh túy của các loài thảo mộc được hấp thu từ thiên nhiên. Khi hoa tỏa hương hoặc hé nở ai cảm nhận cũng hài lòng thư thái.
vào ngày kỷ niệm Phật đản sanh, các Phật tử quy tu về chùa Long Thắng, thành kính thắp nén tâm hương dâng lên Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni để tỏ lòng tôn kính, tri ân bậc khai sáng, là ngọn đuốc cho Tăng Ni và Phật tử theo đó mà tu tập
.
Vì tất cả chúng ta, sống trong thế giới hội nhập toàn cầu của thời đại 4.0, khi mà đời sống kinh tế thị trường phát triển, các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin bùng nổ, nhu cầu của chúng ta cũng gia tăng cao độ. Một mặt đòi hỏi chúng ta càng nỗ lực thăng tiến, tìm kiếm sự giàu có, sự nghiệp công danh, hưởng thụ các điều kiện phương tiện vật chất, mặt khác cũng dẫn đến mọi mâu thuẫn đối kháng trong nội tâm. Hệ quả là chúng ta mâu thuẫn tự thân, mâu thuẫn với môi trường sống, giữa cá nhân với con người và xã hội. Và như thế, Phật tử chúng ta thường xuyên đối diện những vấn đề nan giải của thực tiễn đời sống văn minh đặt ra, đi kèm đó là sự khủng hoảng về những giá trị đạo đức. Đây chính là lớp sương mù cần ánh sáng mặt trời chân lý rọi chiếu.
Do đó, đã là phật tử, người con Phật, Phật tử chúng ta phải thực hiện nếp sống đạo đức Phật giáo, sống đoàn kết, hòa hợp và nghĩa tình để ngọn đuốc Phật pháp mà Phật tử đang tu học luôn là ánh sáng từ tâm để phật tử chúng ta dần dần buông bỏ các sự hoàn hảo, tự thân bước ra khỏi thế giới khổ đau mà do mình tự tạo lập, sáng suốt trở về với mình với hạnh phúc an lạc.
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở tỉnh Bình Dương được tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày 15/4 năm Giáp Thìn (tức ngày 22/5/2024) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương và các chùa, tịnh xá tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật… đặc biệt năm nay, chương trình diễu hành xe hoa, rước kiệu Phật đản sẽ được tổ chức vô cùng trang trọng tại Trung tâm Văn Hóa Thành phố Dĩ An do Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Dĩ An đăng cai tổ chức cũng là dịp để những người con Phật tưởng nhớ, kỷ niệm ngày Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni ra đời, Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.
Ban TT.TT Phật giáo Tỉnh Bình Dương