Bình Dương: Sở Nội Vụ – Ban Tôn giáo tỉnh phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

Căn cứ Quyết định số 75/QĐ-BNV ngày 02/02/2024 của Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, Tôn giáo; Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách , pháp luật của của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng, Tôn giáo, kịp thời thông tin tình hình, chính sách pháp luật về tín ngưỡng, Tôn giáo cho chức sắc, chức việc các Tôn giáo, đại diện các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh.

Một điểm mới nữa thể hiện nhất quán, đảm bảo quyền Tôn giáo của người dân, đó là Nghị định 95/2023-NĐ/CP đã hướng dẫn cụ thể cho việc người bị tạm giam, tạm giữ có thể dùng kinh sách tôn giáo, được thể hiện niềm tin tôn giáo của mình tại cơ sở tạm giam, tạm giữ

Ông Nguyễn Văn Minh – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tặng hoa bà Nguyễn Thị Định – Chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Ban Tôn giáo Chính phủ đến dự và cũng là báo cáo viên của Hội nghị

Sáng ngày 4/6/2024, tại Hội trường A – Trường Chính trị tỉnh Bình Dương (đường 30/4, phường Chánh Nghĩa, Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) Sở Nội Vụ – Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (thay thế cho Nghị định 162/2017/NĐ-CP)

Đến dự hội nghị có: Tiến sĩ Nguyễn Thị Định – Chuyên viên  cao cấp, Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế, Ban Tôn giáo Chính phủ; Ông Nguyễn Văn Minh – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ; Ông Trần Đức Thịnh – Trưởng ban Tôn giáo tỉnh ; Hòa thượng Thích Thiện Duyên – Ủy viên HĐTSGHPGVN, Phó Trưởng ban Thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh; Thượng tọa Thích Chơn Phát Phó ban Trị sự, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo tỉnh; Thượng tọa Thích Minh Vũ – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Phật giáo tỉnh; Thượng tọa Thích Minh Lực – Phó ban Trị sự, Trưởng ban Phật giáo Quốc tế tỉnh; Đại đức Thích Thiện Hưng – Phó ban Trị sự, Trưởng ban TT.TT Phật giáo tỉnh; cùng chư Tôn đức Tăng Ni là Trụ trì, quản tự các cơ sở tự viện trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Ông Nguyễn Văn Minh – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh thừa ủy quyền Chủ tịch UBND tỉnh đến dự, phát biểu khai mạc và chỉ đạo hội nghị.

 

Toàn cảnh hội nghị triển khai Nghị định 95/2023/NĐ-CP

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP được ký ban hành vào ngày 29/12/2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 30/3/2024 và thay thế cho Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định bao gồm 06 Chương, 33 Điều, tăng 08 điều so với Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, kết cấu lại Chương II thành 03 mục, bổ sung tên Chương III, Chương V, cùng với đó là 60 biểu mẫu được ban hành kèm theo.

Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Thị Định  phổ biến chức sắc chức việc Tôn giáo, những điểm mới của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP so với Nghị định 162/2017/NĐ-CP. Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, Tôn giáo.

Các điều khoản bổ sung mới bao gồm: Quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, Tôn giáo của người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức Tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; trình tự, thủ tục giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo; trình tự, thủ tục chấp thuận, đăng ký việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài; việc tổ chức Tôn giáo, tổ chức Tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; việc quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức Tôn giáo, tổ chức Tôn giáo trực thuộc và các biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, Tôn giáo; trình tự, thủ tục thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt Tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; trình tự, thủ tục thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo Tôn giáo; phục hồi hoạt động đào tạo cho cơ sở đào tạo Tôn giáo; tổ chức Tôn giáo, tổ chức Tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về Tôn giáo cho người chuyên hoạt động Tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp xây dựng mới cơ sở Tôn giáo; tổ chức các nghi lễ Tôn giáo hoặc cuộc lễ Tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm Tôn giáo, đồ dùng Tôn giáo; hình thức tổ chức hoạt động Tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ; điều khoản chuyển tiếp.

Bổ sung khoản 4 Điều 3; điểm d khoản 4 Điều 15; điểm c, khoản 4 Điều 19; khoản 7, 8 Điều 25. Nghị định số 95/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi các điều khoản về giải thích các khái niệm về công trình tín ngưỡng, công trình Tôn giáo; quy định về việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình Tôn giáo, công trình phụ trợ; tiếp nhận hồ sơ…

Nghị định số 95/2023/NĐ-CP bên cạnh việc kế thừa các quy định còn phù hợp của Nghị định số 162/2017/NĐ-CP đã bổ sung nhiều quy định mới, tiến bộ, giúp cho quá trình thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động Tôn giáo thuận lợi hơn. Một trong các điểm mới có thể kể đến như Nghị định số 95/2023/NĐ-CP đã dành một điều giải thích các từ ngữ về công trình tín ngưỡng, công trình Tôn giáo, công trình phụ trợ, giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp. Ngoài ra, Nghị định số 95/2023/NĐ-CP còn bổ sung các quy định về thay đổi người đại diện, thay đổi địa điểm sinh hoạt Tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; đình chỉ toàn bộ hoạt động Tôn giáo của tổ chức Tôn giáo, tổ chức Tôn giáo trực thuộc; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo Tôn giáo; phục hồi hoạt động của tổ chức Tôn giáo, tổ chức Tôn giáo trực thuộc; phục hồi hoạt động của cơ sở đào tạo Tôn giáo; việc xác định công trình phụ trợ được miễn giấy phép xây dựng; hoạt động quyên góp; tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; hình thức tổ chức hoạt động Tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ; tiếp nhận hồ sơ; phân cấp, ủy quyền… Các điểm mới này góp phần hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, Tôn giáo cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tín ngưỡng, Tôn giáo thời gian tới.

Bà TS. Nguyễn Thị Định – chuyên viên cao cấp, Trưởng phòng Pháp chế Thanh tra, Ban Tôn giáo Chính phủ và Lãnh đạo Ban Tôn giáo trao đổi một số khó khăn, vướng mắc trong các hoạt động, tín ngưỡng, tôn giáo tại tỉnh Bình Dương

Nhiều điểm mới quan trọng về thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 

Tại Hội nghị, lãnh đạo Sở Nội vụ,  Ban Tôn giáo tỉnh đã dành thời gian để trao đổi thỏa đáng các ý kiến được Tăng, Ni đặt ra. 

Ông Trần Đức Thịnh – PGĐ Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh đã phát biểu bế mạc hội nghị.

Trong thời gian 1 buổi làm việc với tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc chư Tôn đức Tăng, Ni sẽ được nghe TS. Nguyễn Thị Định – Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế (Ban Tôn giáo Chính phủ) truyền đạt các nội dung: khái quát tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và những nội dung cơ bản về quan điểm, chính sách của Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, đến đây chương trình hội nghị cơ bản đã hoàn thành; Ông Trần Đức Thịnh – PGĐ Sở Nội vụ, Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh đã phát biểu bế mạc hội nghị.

Hội nghị đã giúp Tăng, Ni thành viên Ban Trị sự GHPGVN tỉnh và 09 huyện, thị, thành phố cũng như trụ trì (quản tự) các cơ sở tự, viện trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ hơn Nghị định 95/2023-NĐ/CP đã hướng dẫn để hoạt động Phật sự tốt hơn và hướng dẫn cho người dân, Phật tử sinh hoạt, tu tập đúng theo quy định của Nhà nước và Giáo hội.

Ban TT.TT Phật giáo tỉnh Bình Dương