Trong hệ thống di sản tư tưởng phong phú và vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta ngày nay có tư tưởng về Phật giáo, trong đó, giá trị cốt lõi về triết lý nhân sinh quan, thế giới quan, trung tâm là con người hướng đến cái “chân, thiện, mỹ”, “từ, bi, hỷ, xả”…
Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản vô giá trong kho tàng lịch sử tư tưởng của Việt Nam. Đó là tư tưởng của người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà danh nhân văn hoá kiệt xuất, người thầy vĩ đại của công cuộc giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng, công nhân quốc tế. Trong hệ thống di sản tư tưởng phong phú và vô giá mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta ngày nay có tư tưởng về Phật giáo, trong đó, giá trị cốt lõi về triết lý nhân sinh quan, thế giới quan, trung tâm là con người hướng đến cái “chân, thiện, mỹ”, “từ, bi, hỷ, xả”, “vô thường, vô ngã vị tha”, cứu khổ cứu nạn, để sống tốt đời đẹp đạo… mà hạt nhân tư tưởng của Phật giáo là một trong những tư tưởng văn hóa ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh.
Con người chúng ta đang sống, tồn tại trong cõi Ta-bà, con người luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc, đau thương… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái cao đẹp và an lạc hơn, đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy). Theo giáo lý nhà Phật, con người chỉ là tổng hợp thể của sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Ở một góc độ nào đó, con người luôn điều hòa và phát triển năm uẩn đó thế nào để đạt được hạnh phúc an lạc và giải thoát bởi trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục, tình cảm, sinh lý và lao động ngay trên cuộc đời con người, từ hạnh phúc tương đối đến hạnh phúc tuyệt đối. Hồ Chí Minh qua góc nhìn của giáo lý Phật giáo – đó là niềm tin và hy vọng của Người đối với toàn thể tăng ni và đồng bào Phật giáo trong việc góp sức mình vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, bình an và hạnh phúc. Đến với Phật giáo, Hồ Chí Minh như đến với tư tưởng vị tha, cứu khổ, mưu cầu hạnh phúc, an lành cho con người, bình an cho xã hội. Và chính Người, nhà cách mạng đã hành động như một nhà hiền triết hướng đến những gì cao đẹp nhất của con người.
Hồ Chí Minh cho rằng, trong mỗi con người phải có cái tâm, cái đức trong sáng. Người hết sức chú trọng về đạo đức và cái tâm của con người, có đạo đức, có cái tâm thì hành động làm theo lương tâm và đạo đức và chính Người cũng là một tấm gương về thực hành theo cái tâm, cái đức trong sáng và cao cả. Hồ Chí Minh nói: “Đức Phật dạy tín đồ, con người thông hiểu, tu hành từ muôn vàn giáo lý, đặng kết đọng hướng tới sống theo đức hạnh cao nhất: “Hãy gấp làm điều thiện, ngăn tâm làm điều ác”. Hồ Chí Minh coi yêu thương con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Từ quan điểm đó, người luôn ý thức rằng làm thế nào cho mọi người được có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Với tấm lòng bao dung, độ lượng và luôn hướng đến điều thiện, dạy con người hướng đến giá trị tốt đẹp, Hồ Chí Minh nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác”.
Qua lăng kính về giáo lý của Phật giáo, cho chúng ta thấy, những ảnh hưởng của Hồ Chí Minh về tư tưởng giáo lý nhà Phật rất rõ nét. Người đã gạn lọc, kế thừa, cách mạng hóa những hạt nhân hợp lý trong triết lý đạo Phật, nhất là triết lý đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng, yêu thương đồng loại, chống điều ác. Người đã nâng nó lên
thành ngọn lửa hun đúc cho truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc, động viên khích lệ đồng bào theo đạo Phật đồng lòng xây dựng đất nước. Đó là lòng yêu thương con người, quên mình vì mọi người, mình vì người khác… Trong giáo lý nhà Phật, “từ bi” là ước vọng mãnh liệt để giải thoát con người thoát khỏi đau khổ. “Bác ái” là lòng thương yêu của mọi người. “Vị tha”, sống vì người khác”, “kết tinh bằng từ bi, trí tuệ, dũng mãnh, hướng dẫn chúng sinh đạt tới mục đích giác ngộ và giải thoát, chuyển cõi sa bà này thành cõi Tịnh độ và cuộc đời cơ cực này thành nếp sống cực lạc”. Từ triết lý, giáo lý của nhà Phật, Hồ Chí Minh đã tích lũy và hình thành cho mình tư tưởng mang giá trị triết lý nhân văn sâu sắc và chính Người luôn luôn hướng đến Phật pháp.
Khi đến thăm chùa Bà Đá (năm 1946), Hồ Chí Minh nói: “Trước Phật đài tôn nghiêm, trước quốc dân đồng bào có mặt tại đây, tôi xin thề hy sinh đem thân phấn đấu để giữ vững nền độc lập cho Tổ quốc. Hy sinh, nếu cần đến hy sinh cả tính mạng, tôi cũng không từ”. Từ những suy nghĩ đó, Hồ Chí Minh quan niệm: “Trong bầu trời không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ lợi ích cho nhân dân, việc gì có lợi cho nhân dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.
Người luôn quan tâm đến hoạt động của Phật giáo. Khi về thăm Nghệ Tĩnh (năm 1957 và năm 1961), Bác đã tới thăm Chùa Cần Linh. Năm 1962, Người đến thăm trường của Hội Phật giáo ở Hà Nội… Đây không chỉ là những cuộc đến thăm đơn thuần, mà chính là dịp biểu hiện tình cảm và lòng tin của Người đối với tăng ni, phật tử, chiến sỹ yêu nước. Năm 1958, khi sang thăm Ấn Độ, Hồ Chí Minh nói: “Chúng tôi rất sung sướng được thăm quê hương Đức Phật, quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới”. Giáo lý nhà Phật đã khẳng định: “Nhân thị tối thắng” – con người cao hơn tất cả vì con người. Người luôn ấp ủ trong lòng với những giá trị cao đẹp: “Một ngày mà Tổ quốc chưa thống nhất, đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên”; điều này giống với “Hạnh vô ngã” của Đạo Phật, không nghĩ đến bản thân mình, luôn quên mình vì mọi người.
Cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã hy sinh tất cả vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc và sự bình an của dân tộc. Hồ Chí Minh là hiện thân sinh động của lòng yêu nước, yêu nhân loại, cả cuộc đời đấu tranh cho tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng từng nói: “Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trước hết con người phải cải tạo bản thân”, và khẳng định: “Chúng ta phải nhớ câu: “Chính tâm tu thân” để “trị quốc, bình thiên hạ”. Ở Người, luôn toả sáng những tư tưởng cao đẹp, kết tinh những giá trị tinh túy nhất của văn hóa truyền thống dân tộc và của nhân loại, trong đó có các giá trị tư tưởng của nhà Phật. Ở góc độ là một hệ thống tư tưởng, tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều mặt gần gũi với giáo lý nhà Phật. Cốt túy của Phật giáo là: Từ bi hỷ xả, vô ngã vị tha, cứu khổ cứu nạn. Từ giáo lý đó, Hồ Chí Minh nói: “Tôn chỉ mục đích của đạo Phật nhằm xây dựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui và no ấm”, “tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng… Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Sự đối lập hai mặt của một vấn đề là ngày nay, con người chúng ta đang sống, tồn tại trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt, con người chà đạp lên nhau để sống, con người sống nhanh, sống gấp, con người vì cái “ngã”, chạy theo những tài sản vật chất, danh lợi địa vị, quyền lợi… Những giá trị nhân bản đạo đức làm người cũng không còn, giáo dục xuống cấp, văn hóa đồi trụy… Nguyên nhân chính cũng vì lòng tham ái mà ra, do vậy chúng ta biết quay về với đạo Phật là quay về cuộc sống chân thiện mỹ, quay về chính mình, để tìm lại hạt minh châu (Phật tính) để chúng ta thức tỉnh tu tập, để đoạn trừ cái “Ngã”, cái tham vọng để đạt đến tinh thần “Vô ngã”.
giáo đều có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Trong Nghị quyết số 24-NQ/TƯ của Bộ Chính trị năm 1990, lần đầu tiên Đảng ta thừa nhận “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Đến Chỉ thị số 37-NQ/TƯ của Bộ Chính trị năm 1998, công nhận: “Những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và khuyến khích phát huy”. Còn trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc”. Cũng chính những quan điểm của Hồ Chí Minh có giá trị sâu sắc trên mọi phương diện cả về lý luận và thực tiễn, Chỉ thị số 05 – CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cũng nhằm hiện thực hóa và giáo huấn con người hướng đến giá trị cao đẹp, mà mỗi con người khi sinh ra cũng đã có là “tính thiện”. Nhìn nhận giáo lý Phật giáo qua lăng kính Hồ Chí Minh, đó là sự gặp gỡ giữa thấu kính hội tụ, giữa dân tộc và Phật giáo, giữa đời với đạo, trong sự liên kết những giá trị nhân văn cao cả của Hồ Chí Minh. Đúng như Thương tọa Thích Đức Nghiệp nhận xét: “Hồ Chí Minh đã làm đúng như những lời Kinh Pháp cú, là người lãnh đạo thế gian, biết làm việc chân chính, không thiên vị; biết tu dưỡng tâm hồn, thắng vượt mọi điều xấu đó là vị Pháp vương; thấy ai làm đúng, thường giúp đỡ; làm lợi ích cho mọi người bằng nhân ái; có quyền lợi thì chia đều, do đó quần chúng đều kính mến”./
Nguồn: Cột cờ Thủ Ngữ