Y học cổ truyền là ngành y học nghiên cứu các kiến thức, kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh truyền thống được phát triển, đúc kết qua nhiều thế hệ trong các quốc gia, xã hội khác nhau. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa y học cổ truyền là “tổng hợp của các kiến thức, kỹ năng và thực hành dựa trên lý thuyết, niềm tin và kinh nghiệm bản địa của các nền văn hóa khác nhau, dù có thể giải thích hay không, được sử dụng trong việc duy trì sức khỏe. như trong phòng ngừa, chẩn đoán, cải thiện hoặc điều trị bệnh thể chất và tinh thần “Y học cổ truyền là nền móng và nguồn tài nguyên cho y học khoa học.
Các ngành khoa học nghiên cứu trong y học cổ truyền bao gồm dược liệu, thảo dược học, phương pháp điều trị không dùng thuốc, trị liệu bằng tác nhân vật lý, dưỡng sinh, dinh dưỡng, tâm lý học, y học dự phòng, phục hồi chức năng, nắn bó xương khớp (đã trật) và nhân học y tế.
Hiện nay, Xu thế nhiều quốc gia đã đưa y học cổ truyền của họ vào hệ thống y tế chính thống, được thực hành bởi các bác sĩ y khoa, sử dụng cả các phương pháp y khoa kết hợp y học cổ truyền, nhằm tạo điều kiện mở rộng y học, tìm các phương pháp điều trị mới, thể hiện tính độc lập và bản sắc y học của từng quốc gia.
Sau hơn 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, nhận thức, ý thức, trách nhiệm của nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền và Nhân dân về vị trí, vai trò của nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam được nâng lên. Hệ thống chính sách, pháp luật về y học cổ truyền được rà soát, sửa đổi, bổ sung và từng bước hoàn thiện; đã xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại.
Công tác quản lý nhà nước, khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nuôi trồng, chế biến, sử dụng dược liệu, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y học cổ truyền được quan tâm và đầu tư. Phát triển các kỹ thuật khám, chữa bệnh y học cổ truyền đặc sắc, chuyên sâu, chứng minh tác dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền được khẳng định. Các cấp Hội Đông y Việt Nam được kiện toàn và hoạt động tích cực, hiệu quả, góp phần quan trọng trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Sáng ngày, 5/2/2025 (nhằm mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), chùa Thiên Ân (đường 19 tháng 5, Thị trấn Phước Vĩnh, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) đã cử hành lễ An vị Phật và Cảnh Y đường – chùa Thiên Ân đón nhận Bằng khen của Hội Đông Y Việt Nam với tinh thần “Sâu y lý, giầu y đức, giỏi y thuật” Thượng tọa Thích Chiếu Hội – Trụ trì chùa Thiên Ân với mục tiêu nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới.
Từ 8 giờ sáng, nghi lễ tâm linh truyền thống Phật giáo – lễ niêm đàn, kiết giới già-lam và cung thỉnh Phật an vị đã được cử hành trang nghiêm và thiêng liêng. Hòa thượng Thích Chí Thiên – Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Viện chủ chùa Đức Hòa; Hòa thượng Thích Thường Quang – Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương, Viện chủ chùa Phổ Tịnh niêm hương bạch Phật; Thượng tọa Thích Tĩnh Tại – Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP. Tân Uyên; Thượng tọa Thích Chiếu Hội – Trụ trì chùa Thiên Ân, Trưởng Ban Tổ chức; với sự tham dự cầu nguyện của chư Tôn giáo phẩm Tăng Ni và đông đảo Phật tử đến đảnh lễ.
Về phía chính quyền có: Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu Chính sách Tôn giáo – Ban Tôn giáo Chính phủ; Nhà Thuốc Nhân dân Đỗ Thế Lộc – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Đông Y Việt Nam; ông Phan Hồng Ân – Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc tỉnh Bình Dương; Bà Trần Hồng Dung – Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Giáo; bà Lê Thị Hương – Phó Chủ tịch UB MTTQVN huyện Phú Giáo; cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan Ủy ban MTTQVN tình Bình Dương, đại diện lãnh đạo các cơ quan chức năng huyện Phú Giáo và Thị trấn Phước Vĩnh hiện diện tại buổi lễ.
![](https://phatgiaobinhduong.vn/wp-content/uploads/2025/02/Screenshot-2025-02-05-132003.png)
Theo đó, Thượng tọa Thích Chiếu Hội – Trụ trì chùa Thiên Ân mong muốn tạo dựng ngôi Tam bảo làm chỗ nương tựa tâm linh để đồng bào noi gương đạo đức kiến tạo đời sống yên ổn nhân dân bá tánh nương nhờ Tam bảo tu tập chánh Pháp.
Được biết, sau lễ thỉnh Phật an vị, và đón nhân Bằng khen cùa Hội Đông Y Việt Nam theo Quyết định số: 14C2/QĐ-HĐYVN đến Thượng tọa Thích Chiếu Hội – Trụ trì chùa Thiên Ân, Giám đốc Trung tâm Cảnh Y đường chi nhánh Bình Dương thuộc Viện Vimphar đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng, củng cố và Phát triển tổ chức Hội Đông y năm 2024; chùa Thiên Ân là một trong những nơi tổ chức tu học và chữa bệnh cho nhiều người, mang lại sức khỏe, niềm vui, tiếng cười cho từng bệnh nhân.
Thượng tọa Trụ trì nhấn mạnh: “Nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân là sứ mệnh hết sức quan trọng mà Hội Đông Y Việt Nam tin tưởng giao phó. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ vẻ vang nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức này cần phải có sự chung tay của tập thể các cộng sự viên và Lương y Nguyễn Hồng Cảnh.
Thượng tọa Trụ trì cho biết thêm: “Là một người tu sĩ Phật giáo và cũng là thầy thuốc do đó luôn mong bệnh nhân được khỏe, cũng giống như mẹ Quan Âm hiền hòa luôn mong con mình ngoan ngoãn và khỏe mạnh”. Những bệnh nhân nghèo đến đây đều được Thượng tọa Trụ trì chữa trị miễn phí cho các bệnh nhân, không phân biệt bất cứ điều gì.
Trong Phật giáo, hoa đẹp tượng trưng cho sự thiện lành, thanh khiết đo đó với sự quý kinh, các lẵng hoa tươi thắm đã được gữi tới chúc mừng buổi lễ.
Bên cạnh việc cứu chữa miễn phí cho các bệnh nhân, tại Cảnh Y đường chùa Thiên Ân với sự hỗ trợ của Lương y Nguyễn Hồng Cảnh còn nhận đào tạo học viên, những người có đam mê với ngành y, với mong ước cháy bỏng là cứu chữa cho nhiều bệnh nhân trên khắp mọi miền đất nước.
![](https://phatgiaobinhduong.vn/wp-content/uploads/2025/02/Screenshot-2025-02-05-133342.png)
![](https://phatgiaobinhduong.vn/wp-content/uploads/2025/02/anh_4-09_50_35_877.jpg)
Lương y Cảnh chia sẻ: “Ngay từ khi con nhỏ tôi đã giác giác ngộ được cửa Phật từ bi và nhân duyên gặp được Thượng tọa Thích Chiếu Hội để tạo dựng nên Cảnh Y đường chùa Thiên Ân huyện Phú Giáo với nhiều người dân còn khó khăn đi chữa bệnh ở những bệnh viện xa– đã thôi thúc lương y và Thượng tọa Thích Chiếu Hội mở ra Cảnh Y đường chùa Thiên Ân để có thể khám cho bệnh nhân một cách tốt nhất. Đối với những ca bệnh khó, cần thời gian hỗ trợ điều trị lâu dài tôi cũng cố gắng giúp bệnh nhân hết sức mình, vì bệnh nhân có khổ, có cần thì mới tìm tới mình, mình không thể phụ lòng họ được, chữa bệnh cho nhiều người, mang lại sức khỏe, niềm vui, tiếng cười cho từng bệnh nhân”.
Trung tâm dưỡng sinh Cảnh Y Đường chùa Thiên Ân mở cửa tất cả những ngày trong tuần. Trung bình mỗi ngày, nơi đây đón tiếp nhiều lượt bệnh nhân từ khắp nơi đến khám và chữa trị. Khi đến đây, tùy theo tình trạng sức khỏe, bệnh nhân sẽ được Thượng tọa Thích Chiếu Hội và lương y Nguyễn Hồng Cảnh xem mạch, kê đơn, bấm huyệt, châm cứu… Đối với những trường hợp bệnh nặng không thể đi lại, Thượng tọa Trụ trì sẵn sàng đến tận nơi thăm khám, tạo điều kiện để bệnh nhân được hỗ trợ điều trị tại nhà mình trong thời gian dài.
Mặc dù, công việc đòi hỏi nhiều thời gian, công sức nhưng Thượng tọa chưa bao giờ nản lòng. Đối với Thượng tọa có thể góp một phần công sức trong việc khám bệnh cho người dân chính niềm vui, hạnh phúc và là động lực để ông gắn bó lâu dài với công việc thiện nguyện này.
Cùng tại chương trình An vị Phật tại chùa Thiên Ân đã tặng 100 phần quà cho hộ có hoàn cảnh khó khăn tại dịa phương, mỗi phần quà trị giá 500.000 đồng, tổng trị giá 50 triệu đồng, đây là những món quà ý nghĩa được Thượng tọa Thích Chiếu Hội cùng với các nhà hảo tâm đóng gớp nhằm động viên, chia sẻ và hỗ trợ một phần cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn vượt khó vươn lên, nhằm ổn định cuộc sống, đón Tết Ất Tỵ 2025 được đầy đủ và no ấm hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cùng các địa phương.
Nguyễn Quí – Ban TT.TT Phật giáo Bình Dương