10 Bức tranh Phật giáo Bình Dương luôn đồng hành cùng dân tộc trong đó hình ảnh Tăng, Ni Phật giáo Bình Dương đang trên đường hội nhập và phát triển cùng đất nước

Bức tranh Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc trong đó Phật giáo Bình Dương đang trên đường hội nhập và phát triển cùng đất nước

 

1. Nhìn lại 10 hoạt động Phật sự nỗi bật của Phật giáo Bình Dương năm 2024 thấy rõ bước chuyển biến, tiến bộ mới trong xây dựng và phát triển đúng với hiến chương Giáo hội, kể từ Đại hội Đại biểu Phật giáo Bình Dương nhiệm kỳ 2022 – 2027

Đây cũng là cơ sở khẳng định lại quan điểm xuyên suốt của Phật giáo Bình Dương là Phật sự phải được đặt trọng tâm cùng phát triển kinh tế, xã hội, nhằm xây dựng Phật giáo Bình Dương tiên tiến, đoàn kết, hòa hợp và nghĩa tình, luôn đồng hành cùng người dân trong tỉnh, tạo nguồn lực nội sinh và động lực để thực hiện thành công nhiều nhiệm vụ trọng tâm mà Đại hội đề ra, điểm nhấn là việc thành lập Ban quản trị tự viện đầu tiên tại tỉnh Bình Dương vừa qua tại Tổ đình chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một) và chùa Hội An (phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một)

 

2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2024: Truyền thông trên không gian mạng rất quan trọng

Năm 2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo Bình Dương nói riêng dù tiếp nhận nhiều hiệu ứng thông tin tiêu cực trên không gian mạng nhưng vẫn giữ vững sự ổn định…

Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo tỉnh Bình Dương đã nỗ lực hoàn thành các thông tin trọng điểm trọng tâm mà Ban Trị sự đã giao, các thành viên trong ban đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành nhiệm vụ truyền tải thông tin nhanh chóng và kịp thời, hình ảnh và video đẹp của các sự kiện quan trọng của ban Trị sự tỉnh và 09 Ban Trị sự huyện, Thị xã, Thành phố.

 

3. Từ ngày thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981) đến nay, các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương luôn hướng dẫn các Tự viện, Tăng Ni trong các hoạt động Phật sự, tu học, sinh hoạt và hành đạo phải tuân hành tiêu chí “Kính ngưỡng phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế, tuân thủ pháp luật Nhà nước”. Từ ý nghĩa đó, các hoạt động Phật sự tại Tự viện, đời sống tu học của Tăng Ni đã ổn định, nề nếp càng được ổn định và nề nếp hơn.
Tuy nhiên qua thực tế quản lý và điều hành, các tỉnh, thành phía Nam đều tuân hành phần Chỉ trì của Giới luật, phần Tác trì (các pháp Yết ma) được thực hiện nhưng chưa đồng bộ, như Yết ma cọng, Yết ma bất cọng, Yết ma đơn, Yết ma kép, Đơn bạch Yết ma, Bạch nhị Yết ma, Bạch tứ Yết ma …. Do đó, Ban Tăng sự Trung ương tổ chức Khóa Bồi dưỡng Giới luật, nhằm mục đích giúp cho các tỉnh, thành phía Nam nắm vững các quy định của Giáo hội, am tường phần Tác trì và khi thực hiện sẽ được đồng bộ.

Phật giáo Bình Dương vinh dự được chọn làm điểm tổ chức sự tổ chức Bồi dưỡng Giới luật tại các tỉnh, thành phía Nam

Là một trong những sự kiện Phật sự quan trọng được lãnh đạo Giáo hội đặc biệt quan tâm, chuỗi hoạt động đã được tổ chức quy mô, mang ý nghĩa và sức lan tỏa lớn, góp phần khẳng định ý nghĩa, tầm vóc của Khóa Bồi dưỡng Giới luật lần này tại Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn Tổ đình chùa Hội Khánh.

Trong đó, nổi bật trong sự kiện là sự cung đón nhị vị Trưởng lão: Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng – Pháp Chủ HĐCM GHPGVN; Đức Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn – Phó Pháp chủ, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã đến chứng minh và ban đạo từ trong buổi lễ khai mạc.

Sự kiện khép lại nhưng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội vẫn lan tỏa những hình ảnh, bài viết về khóa bồi dưỡng Giới luật này. Đặc biệt, chư Tôn đức Tăng Ni các tỉnh phía Nam vẫn nhắc mãi kỷ niệm về những ngày được tu và học được bồi dưỡng thêm những kiến thức quan trọng và hữu ích, nâng cao hiệu quả trong công tác Tăng sự, nhất là việc phụng hành Giới luật Phật chế của Tăng Ni khi về lại hành đạo tại địa phương mình.

 

4. Từ thiện Phật giáo Bình Dương, cầu nối gắn kết tấm lòng

Phật giáo Bình Dương luôn coi trọng hoạt động từ thiện dưới nhiều góc độ khác nhau, như: xây dựng trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, người già neo đơn không nơi nương tựa, phòng khám và phát thuốc miễn phí cho người già… Những hoạt động đó góp phần khẳng định vai trò của Phật giáo Bình Dương trước vấn đề xã hội của đất nước, đồng thời khẳng định giáo lý của Đức Phật là nhân văn, nhân ái vì con người.

Những hoạt động thấm đậm nhân văn, nhân ái

 

Phật giáo tỉnh Bình Dương, các hoạt động nhân đạo, từ thiện được Tăng, Ni các tự viện tổ chức, với những công việc cụ thể, thiết thực.

Chương trình đã trao 500 phần quà, mỗi phần trị giá 1.000.000 đồng, tổng trị giá là 500 triệu đồng đến các hộ có hoàn cảnh khó khăn tại Sơn La

Ban Từ thiện Xã hội Phật giáo tỉnh Bình Dương vừa tổ chức chuyến thăm hỏi, tặng quà đồng bào miền núi tại Sơn La: Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Bình Dương thăm và tặng 500 suất hỗ trợ hộ khó khăn bị thiệt hại do mưa lũ là một trong những xã chịu ảnh hưởng nặng trong đợt lũ lịch sử vừa qua tại Ủy ban Nhân dân xã Chiềng Chung, đoàn Hội chữ Thập đỏ tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình trao 500 phần quà, với chủ đề “Triệu tấm lòng yêu thương – Nghìn nụ cười hạnh phúc”, đến các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Sơn La.

Mục đích của chương trình là phát huy truyền thống “Thương người như thể thương thân”, góp phần xoa dịu nỗi đau sau mưa lũ cho hộ nghèo của tỉnh Sơn La và địa bàn Tây Bắc.

Đồng thời, thông qua chương trình thăm và trao tặng quà góp phần tuyên truyền, giáo dục, chương trình khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, chức sắc chức việc tôn giáo quan tâm chăm lo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số, căn cứ cách mạng có nhiều đóng góp, hy sinh cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đại diện là Đại đức Thích Huệ Minh đã tổ chức Đoàn công tác vào tận nơi để thăm hỏi, động viên và tặng quà, góp phần giúp người dân khắc phục hậu quả sau lũ, đồng thời tặng quà một số người dân thuộc diện khó khăn nơi đây.

Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh Bình Dương tặng quà đồng bào bị thiệt hại do bão lũ tại Tuyên Quang

Hành trình “Hướng về miền Bắc thân thương” của phái đoàn Phân ban Ni giới GHPGVN tỉnh Bình Dương đã đến thăm hỏi, tặng quà bà con bị ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ do hoàn lưu bão Yagi gây ra tại tỉnh Tuyên Quang vào ngày 27, 28 và 29-9.

Cũng trong dịp này, đoàn đã đến làng Nủ thuộc xã Phúc Khánh, H.Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, trao 70 triệu cho 40 hộ gia đình tại đây, với mong muốn bà con vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Tổng trị giá chuyến đi từ thiện “Hướng về miền Bắc thân thương” lần này của đoàn Phân ban Ni giới tỉnh Bình Dương gần 1 tỉ 600 triệu đồng do chư tôn đức Ni trong Phân ban, chư Ni trụ trì các cơ sở tự viện, Phật tử, các mạnh thường quân cùng chung tay đóng góp.

Phật giáo là một trong những tôn giáo có đóng góp to lớn trong việc xã hội hóa các hoạt động từ thiện xã hội, ủng hộ chương trình gây Quỹ vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Bên cạnh đó, công tác cứu trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, được quan tâm sâu sắc, tại buổi lễ kêu gọi của UB MTTQVN tỉnh Bình Dương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Dương đã ủng hộ 100 triệu đồng, Chùa Hội An ủng hộ 100 triệu đồng, Chùa Thái Sơn (Núi Cậu) ủng hộ 50 triệu đồng.

Chung sức, chung lòng vì cộng đồng

Từ thiện xã hội là một trong những nội dung của an sinh xã hội, là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác của Phật giáo, là hoạt động mang tính “nhập thế” của Phật giáo. Các lĩnh vực như, ủng hộ các công trình xã hội, tặng quà tình nghĩa cho người nghèo, già cả, neo đơn, khám chữa bệnh, khen thưởng, tặng học bổng cho các cháu học sinh giỏi… được tiến hành thường xuyên.

Hoạt động từ thiện không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo Bình Dương mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Ở đây, không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất trong hoạt động hành đạo, góp phần trong công tác an sinh xã hội.

 

5. Một sự kiện Phật sự vô cùng trang trọng và nỗ lực rất lớn của ban trị sự phật giáo TP Dĩ An

Đại lễ Phật đản Pl. 2568 Dl.2024 do Ban Trị sự Phật giáo Thành phố Dĩ An đăng cai tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 20 – 21/5/2024 tại Trung tâm Văn hóa thành phố Dĩ An (252, đường Trần Hưng Đạo, phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Thượng tọa Thích Thiện Tánh – Ủy viên Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Trị sự Phật giáo thành phố Dĩ An cho biết: tính đến ngày hôm nay 20/5, Đại lễ Phật đản do Phật giáo thành phố Dĩ An đăng cai tổ chức sẽ đón chư Tôn đức Tăng Ni của 9 huyện thị thành phố, với các đại biểu khách mời tham

Sự kiện này còn thu hút đông đảo người dân, Phật tử toàn tỉnh Bình Dương,  lãnh đạo các Tôn giáo bạn, đồng bào Phật tử và người dân Đồng Nai, TPHCM

chương trình triễn lãm các ngôi tự viện của thành phố Dĩ An, tiệc buffet chay, tọa đàm Phật pháp, hoa đăng cúng dường, diễu hành xe hoa, rước kiệu đản sanh, văn nghệ chào mừng, thả chim bồ câu nguyện cầu hòa bình thế giới, quốc thái dân an, chúng sanh an lạc, thường trực Ban Trị sự Phật giáo thành phố Dĩ An trao học bổng học sinh nghèo hiếu học…

 

6. Phật giáo Tỉnh Bình Dương tham gia trồng cây trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một

Nhằm hưởng ứng cuộc vận động phủ xanh đô thị Thủ Dầu Một, hướng đến xây dựng thành phố Thủ Dầu Một xanh – thân thiện giai đoạn 2024 – 2030 và những năm tiếp theo trên địa bàn; Sáng ngày 30/6, Đoàn Giáo hội phật giáo tỉnh Bình Dương do Hòa thượng Thích Huệ Thông – Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự – Trưởng ban Pháp chế Trung ương, Trưởng ban Trị sự Giáo Hội phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương làm trưởng đoàn đã tham gia trồng cây tại vườn cây chuyên đề Cây ăn trái trên địa bàn thành phố. Cùng dự có ông Nguyễn Văn Đông – UVTV Tỉnh ủy – Bí thư Thành ủy Thủ Dầu Một.

Ngay sau đó, Đoàn Giáo Hội phật giáo tỉnh Bình Dương cùng lãnh đạo thành phố đã trồng và chăm sóc cây xanh tại khu đất công thuộc phường Chánh Mỹ. Qua đó, nâng cao nhận thức các tăng ni, phật tử và người dân về tầm quan trọng của việc ươm mầm, trồng cây, chăm sóc và bảo quản cây xanh góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung.

Trồng cây là món quà vô giá gửi đến tương lai, nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, phân loại rác thải ở từng hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, không đốt vàng mã nơi thờ tự, hạn chế sử dụng túi ni-long, sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.

Môi trường sống của chúng ta đang đối mặt với vấn nạn môi trường và nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng tăng, không ai khác chúng ta là một trong những tác nhân tạo ra hệ lụy, vì vậy chúng ta phải tự nhận thức lại để thay đổi hành vi của mình.

Tại buổi lễ, 50 cây xanh đã được chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử trồng trong khuôn viên chùa Long Minh và chùa Giác Hoa; nơi đây, được xây dựng thành một vườn cây xanh, các loại cây trồng và tạo điểm nhấn cho chùa. 

Để góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), cải thiện cảnh quan đô thị, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế – xã hội bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, trong giai đoạn 2024 – 2030, sáng ngày 11/8/2024, tại Trung tâm Văn hóa tượng Phật Niết bàn – Tổ đình Hội Khánh (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), đã tổ chức Chương trình phát động tích cực hưởng ứng cuộc vận động phủ xanh đô thị Thủ Dầu Một.

Sự kiện này nằm trong khuôn khổ Cuộc vận động phủ xanh đô thị, nhằm xây dựng mục tiêu “phủ xanh đô thị và hướng đến xây dựng thành phố xanh – thân thiện giai đoạn 2024-2030 và những năm tiếp theo” của Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Dầu Một, gắn với việc thực hiện thành công Đề án trồng 01 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo chính quyền tỉnh đã trao gần 3.000 cây xanh cho đến đại diện Ban Trị sự 09 huyện, thị, thành phố, mỗi địa phương 300 cây gõ đỏ thuộc nhóm gỗ quý hiếm, là những loại cây rừng bản địa để làm phong phú hệ sinh thái và cảnh quan môi trường. Hoạt động này góp phần cùng địa phương hoàn thành kế hoạch trồng cây phủ xanh tại khu vực trung tâm thành phố mới.

Cuộc vận động phủ xanh đô thị Thủ Dầu Một không chỉ mang lại một môi trường sống trong lành, mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững. Việc mỗi người dân, mỗi cơ sở tự viện trong toàn tỉn Bình Dương cùng chung tay trồng cây và chăm sóc cây xanh sẽ tạo nên một thành phố xanh, sạch, đẹp, là nơi lý tưởng để sinh sống, làm việc và đầu tư.…

 

7. Bình Dương tưởng nhớ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Từ năm 1923-1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Bình Dương hành nghề bốc thuốc, trị bệnh cho nhân dân và truyền bá chủ nghĩa yêu nước.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, từ năm 1923 đến năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã ở tại chùa Hội Khánh – Thủ Dầu Một hành nghề bốc thuốc, trị bệnh cho nhân dân và truyền bá chủ nghĩa yêu nước.

Những hoạt động của cụ ở vùng đất Thủ Dầu Một – Bình Dương đã để lại cho nhân dân địa phương nhiều ấn tượng tốt đẹp và góp phần lan tỏa chủ nghĩa yêu nước đến với người dân.

Tái hiện không gian cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bốc thuốc trị bệnh cho người dân

Theo ban tổ chức, trong thời gian cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã ở tại chùa Hội Khánh – Thủ Dầu Một, cụ đã hành nghề bốc thuốc, trị bệnh cho nhân dân.

Trong không gian Lễ giỗ lần thứ 95 cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tại khuôn viên chùa Hội Khánh đã diễn ra trưng bày chuyên đề về cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Trưng bày tái hiện không gian cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bốc thuốc trị bệnh cho người dân tại chùa Hội Khánh gồm 10 hiện vật (là những dụng cụ phục vụ cho việc bốc thuốc) cùng 50 loại thuốc Nam; 12 hình ảnh về những ngôi chùa trên đất Bình Dương cụ Phó bảng từng đến bốc thuốc trị bệnh cho nhân dân.

Trưng bày thu hút đông đảo đại biểu, người dân đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, quá trình hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên đất Thủ – Bình Dương

Giáo dục truyền thống yêu nước

Ban Tổ chức cho biết, lễ giỗ được tổ chức nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân tỉnh Bình Dương đối với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.

Qua đó, lễ giỗ góp phần bồi dưỡng và phát huy ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy giá trị Di tích lịch sử – hóa quốc gia chùa Hội Khánh.

Quy hoạch xây dựng khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Để tri ân những đóng góp to lớn của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, tỉnh đã có chủ trương xây dựng khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.

UBND thành phố Thủ Dầu Một cho biết đã, quyết định quy hoạch vị trí xây dựng khu lưu niệm cụ Phó bảng Nguyễn Sinh tại phường Phú Cường rộng 4,79 ha.

 

8. Sự kiện các Tự viện tích cực tham gia công tác an sinh xã hội, trọng điểm là xóa nhà tạm nhà dột nát, trao nhà đại doàn kết và thực hiện mỗi tự viện gắn với một điểm nhân đạo, điển hình là chùa Thái Sơn (huyện Dầu Tiếng) và chùa Viên Quang (TP. Thuận An)

 

9. khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh, trụ trì năm 2024, do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã tổ chức nêu rõ tầm quan trọng của khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chánh, trụ trì cho Tăng Ni toàn tỉnh nhằm triển khai Hiến chương sửa đổi lần thứ VII và Quy chế hoạt động của Ban Tăng sự T.Ư nhiệm kỳ mới,  là cơ hội thù thắng và quý giá để người tu sĩ có đủ điều để kiện thúc liễm thân tâm, trau dồi giới-định-tuệ, chuyển hóa ba nghiệp thân-khẩu-ý trở nên thanh tịnh, thành tựu giải thoát, hoàn thiện đạo hạnh và phẩm hạnh của một vị Tỳ-kheo chân chính.

 

10.  Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định 95) cho gần 500 chức sắc, chức việc các tôn giáo và đại diện cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh., Nghị định 95 có hiệu lực từ ngày 30/3/2024 và thay thế Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, với nhiều điểm mới, tiến bộ, khắc phục được một số khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

Một điểm mới quan trọng, Nghị định 95 đã dành một điều để giải thích các từ ngữ về công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ, giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp.

Nghị định bổ sung các quy định về thay đổi người đại diện, thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam; đình chỉ toàn bộ hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo; phục hồi hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; phục hồi hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo; việc xác định công trình phụ trợ được miễn giấy phép xây dựng; tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài; hình thức tổ chức hoạt động tôn giáo, hoạt động quyên góp, tiếp nhận tài trợ; tiếp nhận hồ sơ; phân cấp, ủy quyền…

Trên đây là những sự kiện nỗi bật trong năm 2024 được Ban Thông tin Truyền thông Phật giáo Bình Dương xin trân trọng giới thiệu đến chư Tôn đức tăng, Ni các tự viện trong tỉnh.

Nguyễn Quí – Ban TT.TT Phật giáo Bình Dương.