Nguồn gốc và ý nghĩa của khai bút – tục xin chữ đầu xuân

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, bên cạnh những phong tục quen thuộc như chúc Tết, hái lộc, lì xì; người Việt còn có một nét đẹp văn hóa độc đáo là xin chữ đầu xuân. Đây không chỉ là một phong tục lâu đời mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc; thể hiện sự trọng chữ, quý chữ và khao khát hướng đến những điều tốt đẹp trong năm mới.

Xin chữ đầu xuân tại Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn Tổ đình chùa Hội Khánh– Nét đẹp mang đậm ý nghĩa nhân văn.

Tục xin chữ đầu năm có từ lâu đời, bắt nguồn từ truyền thống tôn sư trọng đạo và đề cao tri thức của người Việt. Ngày xưa, các nho sĩ, thầy đồ, người học rộng tài cao thường được nhân dân kính trọng; và tìm đến để xin chữ vào mỗi dịp đầu năm. Những con chữ được viết bằng thư pháp không chỉ là món quà tinh thần, mà còn chứa đựng những lời chúc phúc; cầu mong may mắn, thành công và hạnh phúc.

Phúc”: Mong gia đình an vui, sung túc.

Xin chữ đầu xuân mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới hanh thông, học hành tấn tới, công danh sự nghiệp phát đạt. Mỗi chữ xin về đều ẩn chứa ước vọng, tâm niệm của người xin, chẳng hạn:

“Lộc”: Cầu tài lộc, thịnh vượng.

“Đức”: Hướng đến sự thiện lương, nhân hậu.

“Trí”: Khát vọng học hành, tri thức.

“Nhẫn”: Nhắc nhở sự kiên trì, bền bỉ trong cuộc sống.
Không gian và hình ảnh ông đồ cho chữ tại Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn – Tổ đình chùa Hôi Khánh.

Nhắc đến xin chữ đầu xuân, không thể không nhắc đến hình ảnh ông đồ với áo dài, khăn đóng, tay cầm bút lông, mực tàu. Các ông đồ thường ngồi bên những tờ giấy đỏ; cẩn thận viết từng nét chữ mềm mại, uyển chuyển, thể hiện cái hồn và tâm huyết của người viết.

Sự thay đổi của tục xin chữ trong xã hội hiện đại

Trong xã hội hiện đại, tục xin chữ đầu năm vẫn được duy trì nhưng đã có một số thay đổi. Nếu như trước kia, chỉ có các nho sĩ, thầy đồ viết chữ Nho thì ngày nay, nghệ thuật thư pháp được mở rộng với cả chữ Quốc ngữ, giúp nhiều người tiếp cận hơn. Ngoài ra, thay vì chỉ viết trên giấy đỏ, chữ thư pháp còn được thể hiện trên gỗ, lụa, đá… tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh tế.

Nhắc đến xin chữ đầu xuân, không thể không nhắc đến hình ảnh ông đồ với áo dài, khăn đóng, tay cầm bút lông, mực tàu.

Bên cạnh đó, mạng xã hội và công nghệ phát triển cũng giúp việc xin chữ trở nên tiện lợi hơn. Nhiều người có thể đặt hàng chữ thư pháp qua các nền tảng trực tuyến; hoặc tham gia các sự kiện xin chữ online.

Giá trị bảo tồn và phát huy văn hóa xin chữ đầu xuân

Dù xã hội có thay đổi, tục xin chữ đầu xuân vẫn là nét đẹp truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; mà còn giúp thế hệ trẻ hiểu thêm về giá trị của chữ nghĩa, tôn trọng tri thức và hướng thiện.

Phật giáo Bình Dương cũng có nhiều hoạt động nhằm gìn giữ nét đẹp này như tổ chức Hội chữ Thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025 tại Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn – Tổ đình chùa Hội Khánh, ông đồ viết chữ Thư pháp và tặng đến Phật tử hoàn toàn miễn phí.

Xin chữ đầu xuân không chỉ là một phong tục đẹp; mà còn là biểu tượng của sự học hỏi, lòng biết ơn và mong cầu những điều tốt lành trong năm mới. Dù ở bất kỳ thời đại nào, phong tục này vẫn giữ nguyên giá trị nhân văn sâu sắc; góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của người Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt lại háo hức chuẩn bị cho những phong tục truyền thống. Trong đó, tục khai bút đầu năm được xem như một nét đẹp văn hóa; thể hiện tinh thần hiếu học và mong muốn khởi đầu thuận lợi cho năm mới.

khai bút đầu năm được xem như một nét đẹp văn hóa; thể hiện tinh thần hiếu học và mong muốn khởi đầu thuận lợi cho năm mới
Khai bút đầu năm: Nét đẹp văn hóa của người Việt

Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện đại; phong tục này dường như đang dần phai nhạt. Việc khôi phục và duy trì tục khai bút đầu xuân không chỉ góp phần bảo tồn giá trị văn hóa; mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

Ý nghĩa của tục khai bút đầu năm tại Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn – Tổ đình chùa Hội Khánh xuân Ất Tỵ 2025.

Khai bút đầu năm, hay còn gọi là “chắp bút đầu xuân”, là hành động viết những dòng chữ đầu tiên trong năm mới. Theo sử sách, tục lệ này xuất hiện từ thế kỷ XIII, gắn liền với thầy giáo Chu Văn An; người được coi là biểu tượng của sự thanh liêm và trí tuệ. Vào dịp Tết, ông thường viết chữ tặng học trò, thể hiện sự khuyến khích học tập và truyền đạt tri thức.

Hành động khai bút không chỉ đơn thuần là viết chữ; mà còn mang ý nghĩa khai tâm, khai trí; mở ra một khởi đầu mới với nhiều hy vọng và ước nguyện tốt đẹp. Đối với học sinh, sinh viên, việc khai bút đầu xuân thể hiện mong muốn tiến bộ trong học tập, đạt kết quả cao trong thi cử. Đối với người làm nghề viết lách, đó là lời cầu chúc cho sự nghiệp suôn sẻ, sáng tạo dồi dào.

Tục khai bút đầu năm trong xã hội hiện đại

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ và lối sống hiện đại, nhiều phong tục truyền thống; trong đó có khai bút đầu năm, đang dần bị lãng quên. Nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, không còn duy trì thói quen này; phần vì bận rộn, phần vì thiếu hiểu biết về ý nghĩa sâu sắc của nó. Sự mai một của tục lệ này đồng nghĩa với việc mất đi một phần giá trị văn hóa, tinh thần của dân tộc.

Lợi ích của việc khôi phục tục khai bút đầu năm tại Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn – Tổ đình chùa Hội Khánh xuân Ất Tỵ 2025.

Việc khôi phục và duy trì tục khai bút đầu xuân mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

Giáo dục truyền thống: Giúp thế hệ trẻ hiểu và trân trọng những giá trị văn hóa của cha ông, từ đó hình thành ý thức giữ gìn và phát huy. Khơi dậy tinh thần hiếu học: Khai bút đầu xuân là dịp để mỗi người tự nhắc nhở bản thân về tầm quan trọng của tri thức; thúc đẩy sự nỗ lực trong học tập và công việc. Tạo động lực cho khởi đầu mới: Những nét chữ đầu tiên trong năm như lời cam kết, đặt mục tiêu và quyết tâm thực hiện; giúp mỗi người có thêm động lực phấn đấu cách thức thực hành tục khai bút đầu năm

Khôi phục giá trị văn hóa truyền thống

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa; việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống như tục khai bút đầu xuân là vô cùng quan trọng. Đó không chỉ là cách để tôn vinh quá khứ; mà còn là nền tảng để xây dựng bản sắc dân tộc vững chắc trong tương lai.

Mỗi gia đình, trường học và cộng đồng nên khuyến khích thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động văn hóa truyền thống; giải thích cho họ hiểu về ý nghĩa và giá trị của những phong tục này. Bằng cách đó, chúng ta không chỉ bảo tồn được di sản văn hóa quý báu; mà còn truyền lửa yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ mai sau.

Hãy để mỗi nét bút đầu năm trở thành biểu tượng của sự khởi đầu mới; đầy hy vọng và quyết tâm. Việc khôi phục và duy trì tục khai bút đầu năm chính là cách chúng ta giữ gìn; và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Quí – Ban TT.TT Phật giáo Bình Dương