Các Tự viện trong tỉnh trang hoàng rực rỡ đón Tết cổ truyền xuân Ất Tỵ

Trong không khí của những ngày Tết đến xuân về, đào mai rực rỡ, câu đối đỏ, nhà nhà sắm sửa, trẻ con vui khi được mặc áo mới, là mùa của sung túc, hội tụ, sum vầy. Chuẩn bị đón Tết cổ truyền, các chùa trong tình Bình Dương đã và đang được trang hoàng rực rỡ với nhiều mô hình đẹp mắt, trở thành điểm đến hấp dẫn của Phật tử và du khách gần xa.

Dựng cây nêu là một phong tục cổ truyền của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán, tục thường diễn ra vào 23 tháng Chạp. Dựng cây nêu đón Tết ở chùa Bửu Minh (phường Bình Nhâm)

Tháng Chạp, tháng cuối cùng của một năm, cái se lạnh bao trùm không gian vạn vật con người, nhưng đây lại là quãng thời gian đẹp nhất, được người ta mong đợi nhất. Bởi vì trong những ngày tháng cuối cùng của năm này, đất trời đang dần thay chiếc áo mới cho trần gian, con người cũng thay chiếc áo mới cho riêng mình, một chiếc áo mùa xuân với màu hoa sặc sỡ ngan ngát hương thơm. Mùa xuân – Tết Nguyên Đán đang đến rất gần với tất cả chúng ta.

Phục dựng không gian làng quê xưa qua những mô hình mi-ni tại chùa Giác Tâm (phường Lái Thiêu)

Sau rằm tháng Chạp, nhiều chùa trong tình Bình Duong đã khởi động việc trang hoàng cảnh quan đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Cho đến thời điểm hiện tại, một số chùa đã hoàn tất việc trang trí đón Tết, nhưng nhiều chùa cũng đang khẩn trương hoàn thiện các công đoạn cuối cùng

ngàn hoa khoe sắc tại chùa Bồ Đề Đạo Tràng (phường Bình Chuẩn)


Hòa chung với nhịp điệu của đất trời chuẩn bị đón xuân sang, những ngày cuối tháng Chạp se lạnh. Ban TT-TT Phật giáo Bình Dương có mặt tại các chùa ghi lại những tấm ảnh khoảng khắc quý thầy Cô và các Phật tử dọn dẹp, trang hoàng nhà chùa. Trong thoang thoảng mùi hương trầm, Tết ở chùa nhẹ nhàng, thanh tịnh nhưng cũng không kém phần hân hoan. Đó là một điểm đến không thể thiếu đối với người Việt khi đón chào năm mới.

Để làm nên cảnh sắc lung linh chào đón năm mới ở các chùa, các Phật tử, nhất là thanh, thiếu niên đã về chùa làm công quả, góp sức, góp tài cùng Quý Tăng Ni lên ý tưởng, thiết kế, thi công suốt nhiều ngày. Ai cũng hoan hỉ, nhiệt tình vì “Tết ở chùa là phải đẹp”

Không gia trang trí Tại chùa Bửu Nghiêm (phường Chánh Nghĩa), linh vật rắn được làm theo chủ đề “Kim Tỵ Phú Quý” với nhân vật chính là rắn hồng, mang mong ước “Vạn xuân đủ đầy”

Với nguyên liệu dễ kiếm, thân thiện với môi trường như tre, nứa, vải, nón lá… qua bàn tay của Quý Tăng Ni và Phật tử, những cung đường, những công trình đón Tết trong khuôn viên các chùa đã trở nên lung linh hơn. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng chùa, mà mỗi chùa được trang trí theo những phong cách riêng, mang ý tưởng riêng. Dù ít hay nhiều tiểu cảnh, nhưng mỗi công trình đón Tết ở các chùa đều được chăm chút công phu, chu đáo.

Bên cạnh trang hoàng cảnh quan bằng những mô hình độc đáo, các chùa còn chăm chút vườn hoa, cây cảnh bảo đảm khuôn viên chùa luôn xanh tươi và sẽ có nhiều loại hoa nở vào dịp Tết.

Mùa xuân đang đến rất gần, muôn sắc hoa xuân tại Trung tâm Văn hóa Phật nhập Niết bàn – Tổ đình chùa Hội Khánh (phường Phú Cường) đang đua nhau khoe sắc. Hoa mai, hoa đào, hoa cúc, hướng dương, vạn thọ.. rực rỡ cả góc trời, bởi hoa không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn có ý nghĩa mang lại may mắn cho năm mới.

Với những công trình độc đáo không chỉ trang hoàng cho các chùa không gian cảnh quan ngày Tết tươi đẹp, hấp dẫn, mà còn đem đến cho bà con Phật tử và du khách gần xa niềm hân hoan, thích thú khi du Xuân chơi Tết…

‘Ông đồ ‘ cho chữ thư pháp tại ‘Tết xửa Tết xưa’ ở chùa Vĩnh Minh (phường Vĩnh Phú) – chùa Vĩnh Minh phối hợp với UB MTTQVN phường Vĩnh Phú đã tổ chức Tết cộng đồng Xuân Ất Tỵ 2025, với chủ đề ‘Tết xửa Tết xưa’ cho đông đảo người dân sinh sống tại địa phương và công nhân xa quê làm việc tại phường Vĩnh Phú.

Trụ trì chùa Vĩnh Minh – Thượng tọa Thích Đồng Mẫn tổ chức chương trình ‘Tết xửa Tết xưa’ mong muốn cộng đồng người dân sinh sống  tại địa phương và công nhân xa quê tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, không ngừng đổi mới sáng tạo, xây dựng phường Vĩnh Phú văn minh, hiện đại và nghĩa tình

 

Nguyễn Qui – Ban TT.TT Phật giáo Bình Dương